Chọn sai địa điểm - Điểm chết thứ 3 trong kinh doanh nhà hàng

14 "điểm chết" trong kinh doanh nhà hàng nhất định phải biết.

PHẦN 3: CHỌN SAI ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Địa điểm kinh doanh nhà hàng phù hợp là một phần quan trọng mà bất cứ chủ đầu tư nào cũng cần quan tâm. Một địa điểm tốt sẽ giúp công việc kinh doanh nhà hàng phát đạt và thu được lợi nhuận khủng. Một địa điểm kinh doanh không thuận lợi, bạn khó có thể thu hút khách hàng và giữ chân các nhân viên tốt.

Chọn sai địa điểm kinh doanh nhà hàng xảy ra khi:

  • Tận dụng luôn mặt bằng của gia đình để kinh doanh mà không có tính toán
  • Ham thuê nhà giá rẻ để tiết kiệm chi phí
  • Không khảo sát các điều kiện về giao thông, nhân khẩu học, văn hóa,…khu vực thuê cửa hàng

Bạn có đang phạm phải lỗi nào trong số 3 sai lầm trên không? Đây chỉ là những sai lầm cơ bản mà hầu như chủ kinh doanh mới nào cũng vấp phải. Vấn đề không phải là bạn thiếu kiến thức, mà kinh nghiệm và điểm nhìn của bạn chưa sâu.

Việc phân tích địa điểm kinh doanh là yêu cầu rất quan trọng khi bạn có ý định kinh doanh nhà hàng. Bạn phải ước tính được lưu lượng người qua lại khu vực đó là bao nhiêu (tối thiểu phải đạt mức 100 – 180 lượt người/phút). Đặc thù giao thông khu vực bạn ở như thế nào (đường một chiều hay hai chiều? Có chỗ để xe cho khách không? Có ngập lụt mỗi khi mưa lớn?) Tất cả những điều nhỏ nhặt đó lại là vấn đề cốt yếu ảnh hưởng đến quyết định chọn địa điểm kinh doanh của bạn thắng hay bại.

Có những thứ đáng quan tâm hơn giá cả – đây là điều mà không phải nhà kinh doanh nào cũng nhận ra khi họ chỉ chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua các yếu tố tưởng nhỏ nhưng lại đóng vai trò mắt xích quan trọng trong cả quá trình setup nhà hàng.

Trong marketing có thuật ngữ Chiến lược 4P bao gồm:

  • Price – giá cả
  • Product- Sản phẩm
  • Promotion – xúc tiến thương mại
  • Place – kênh phân phối.

Thuật ngữ này hoàn toàn có thể áp dụng vào kinh doanh nhà hàng. Kênh phân phối ở đây chính là địa điểm nơi khách hàng tiếp nhận dịch vụ từ bạn. Đây là yếu tố tồn tại lâu nhất trong chiến lược 4P, song lại không được chú ý đúng mức. Theo cách nghĩ của nhiều người, việc mở nhà hàng trong thành phố mình đang sống hoặc gần nhà mình là một điều đương nhiên. Nhưng hãy nhìn toàn cảnh để xem nhận định đó có đúng không?

Mức độ cạnh tranh trong thành phố

Ở những thành phố khác nhau tiền thuê mặt bằng, thuế, các quy định khuyến khích kinh tế của chính quyền địa phương, mật độ người lao động, chi phí nguyên vật liệu và các khoản phí khác đều có sự khác nhau, dù chúng ở cách không quá xa nhau.

Mức độ cạnh tranh kinh doanh nhà hàng trong một thành phố là khá cao, vì vậy, việc mở nhà hàng, quán ăn tại những thành phố khác nhau hay một thị trấn nhỏ lại là nơi hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn.

Địa điểm kinh doanh nhà hàng hợp túi tiền

Không phải cứ mở nhà hàng ở trên những trục phố chính đắt đỏ mới mang lại thành công cho nhà hàng bạn. Địa điểm tốt khi nó phù hợp với số vốn đầu tư mà bạn có và những khoản phí bạn chấp nhận chi trả hàng tháng.

Hãy thử nghĩ xem, bạn rất ưng ý một căn nhà to, đẹp, mặt tiền trên phố Bà Triệu nhưng địa điểm kinh doanh đó lớn hơn rất nhiều số tiền bạn bỏ ra. Thêm vào đó, doanh thu những tháng đầu tiên gần như là con số 0, bạn phải bỏ tiền túi ra gồng gánh tiền thuê mặt bằng, nhân công, chi trả tiền nguyên vật liệu và những khoản phí không tên khác. Như vậy nhà hàng bạn sẽ duy trì được việc kinh doanh trong bao lâu? Vì vậy, trước khi quyết định kinh doanh nhà hàng hãy đảm bảo rằng địa điểm được lựa chọn phù hợp với số vốn bạn có.

Địa điểm mở nhà hàng có chỗ để xe phù hợp

Đất chật người đông là vấn đề gây đau đầu cho không ít chủ doanh nghiệp, quản lý nhà hàng vì không có chỗ để xe cho khách. Trước khi quyết định thuê vị trí đó, bạn nên xem xét nó có thuận tiện cho việc để xe của khách không, hoặc ở gần đó có chỗ gửi xe nào không (bao gồm cả xe ô tô).

Nếu địa điểm kinh doanh nhà hàng khá lớn nhưng chỗ để xe lại quá hẹp sẽ làm hạn chế lượng khách vào nhà hàng của bạn. Và họ hoàn toàn có thể lựa chọn một nhà hàng nkhác thay vì chờ đợi chỗ trống cho xe của họ. Thậm chí họ sẽ không muốn quay lại nhà hàng bạn khi ấn tượng đầu tiên không tốt.

Dựa trên kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng của các chủ nhà hàng lớn, bạn nên tính trước các trường hợp ngày lễ tết hay khi chạy các chương trình quảng bá mà lượng khách hàng tăng cao đột biến so với ngày thường. Để có thể sắp xếp đủ chỗ để xe cũng như bàn ghế phục vụ thực khách.

Nhu cầu về địa điểm kinh doanh nhà hàng ăn uống

Ngoài những yếu tố nêu trên, còn nhiều yếu tố khác cần xem xét khi lựa chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng. Hãy cân nhắc xem, nhu cầu của những đối tượng khác nhau với địa điểm đó như thế nào, và nó thực sự quan trọng với ai.

– Đối với chủ nhà hàng: Địa điểm đó trước hết cần thuận tiện với cá nhân bạn, phù hợp với số vốn, hợp mệnh và phong thủy của bạn. Ngoài ra, bạn di chuyển từ nhà đến nơi làm việc có dễ dàng không. Nếu xét theo các yếu tố trên mà không gian đó không thuận tiện thì bạn đã chọn sai địa điểm mở nhà hàng.

– Đối với thực khách: Hãy trả lời câu hỏi “Đặt nhà hàng tại vị trí đó có thuận tiện cho khách hàng của bạn không?”. Thuận tiện ở đây có nhiều cách hiểu như giao thông tiện lợi, khu vực đó có an toàn, chỗ để xe rộng rãi… Bởi không có khách hàng thì nhà hàng của bạn cũng sẽ nhanh chóng phá sản.

– Đối với nhân viên: Bạn nghĩ vấn đề này không quan trọng, vì thời điểm ban đầu khi bạn tuyển nhân viên, muốn ở lại làm họ sẽ phải chấp nhận những yêu cầu của bạn.

Nhưng, nếu địa điểm kinh doanh không thuận lợi, bạn khó có thể thu hút và giữ chân các nhân viên tốt.

Bạn thấy đấy, việc lựa chọn được một địa điểm kinh doanh nhà hàng không hề đơn giản, nếu bạn không chịu bỏ công sức tìm hiểu và nghiên cứu về nó. Để nhà hàng phát triển thuận lợi hãy lưu tâm đến vấn đề này nhiều hơn nữa.

Theo SmartGoal

View: 34
- Print

Thông tin khác

Mở tiệm Nails tại Đức nhất định phải biết ( Phần 2) (20/07/2019)

Bạn muốn mở một tiệm làm móng ( tiệm Nails) tại nước Đức? Bài viết này sẽ tư vấn cho bạn từ A đến Z những vấn đề liên quan đến kế hoạch kinh doanh của bạn: từ việc tìm kiếm các hình thức pháp lý phù hợp về giấy phép, đăng ký và ý tưởng kinh doanh cho đến chi phí, cơ hội được đào tạo và tiếp thị.

Mở tiệm Nails tại Đức nhất định phải biết ( Phần 1) (20/07/2019)

Bạn muốn mở một tiệm làm móng ( tiệm Nails) tại nước Đức? Bài viết này sẽ tư vấn cho bạn từ A đến Z những vấn đề liên quan đến kế hoạch kinh doanh của bạn: từ việc tìm kiếm các hình thức pháp lý phù hợp về giấy phép, đăng ký và ý tưởng kinh doanh cho đến chi phí, cơ hội được đào tạo và tiếp thị.

Kinh doanh ở Đức có khó không? - Chia sẻ từ những người trong cuộc (15/07/2019)

Nếu bạn mong muốn kinh doanh và định cư tại Đức thì đây là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn. Bởi lẽ những người trả lời ko chỉ là " người thông minh trong cuộc" mà còn có thể là những nhân vật sáng giá nhất thế giới.

Kinh doanh Nhà hàng - nhất định phải nắm vững (Phần 3) (13/07/2019)

Dù bạn muốn mở nhà hàng mô hình nào cũng cần nắm vững 8 bước quan trọng này.

Kinh doanh Nhà hàng - nhất định phải nắm vững (Phần 2) (13/07/2019)

Dù bạn muốn mở nhà hàng mô hình nào cũng cần nắm vững 8 bước quan trọng này.
Herzbergstr. 33-34
Haus 1, 3 OG., R. 0413
10365 Berlin, Deutschland
R.307 C1 Pham Ngoc Thach,
Dong Da, Ha Noi, Viet Nam
Mon. - Fri.: 9:00 - 16:00
Sat.: 9:00 - 14:00
(+49) 30 9928 8486
Social Media
TOP