Kinh doanh ở Đức có khó không? - Chia sẻ từ những người trong cuộc

Trên Quora, câu hỏi về môi trường kinh doanh Đức đối với người nước ngoài đã được bàn luận sôi nổi bởi những doanh nhân có trải nghiệm thực tế. Đây là mạng xã hội chia sẻ những kiến thức cộng đồng vô cùng hữu ích do 2 nhà đồng sáng lập của Facebook tạo nên, thu hút gần 643 triệu lượt truy cập mỗi tháng. 

Những thông tin trả lời trên Quora hoàn toàn có thể trở thành nguồn tham khảo quý giá cho các nhà đầu tư, bởi lẽ những người trả lời không chỉ là người bình thường có sự hiểu biết và kiến thức sâu rộng về lĩnh vực được quan tâm, mà họ còn có thể là những nhân vật sáng giá nhất thế giới, bao gồm Mark Zuckerberg – Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Facebook, Marc Andreesse – nhà đầu tư quyền lực tại Thung lũng Silicon, Fred Wilson – nhà đầu tư nổi tiếng tại New York, hay thậm chí là các nhà khoa học hoặc giới quan chức…

Môi trường kinh doanh ở Đức thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư

Trở lại câu hỏi: Người nước ngoài kinh doanh ở Đức có khó không?

Lucas Pedretti, CEO và cũng là một start-up tại Đức chia sẻ: “Đối với luật pháp của Đức, hầu như không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa người Đức và người nước ngoài. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh dự định mở, bạn có thể sẽ cần phải chứng minh nơi cư trú của mình. Thành lập doanh nghiệp ở Đức là một vấn đề tương đối đơn giản, tuy nhiên còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Cũng giống như những quốc gia khác, một số ngành được quy định nhiều hơn các ngành khác (ví dụ như thực phẩm so với phần mềm). Tôi nghĩ rằng điểm lớn nhất để xem xét là liệu bạn có thể nói và hiểu được tiếng Đức hay không. Mặc dù không phải là một trở ngại lớn, nhưng đọc được tiếng Đức sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc…”

Tham khảo: https://www.quora.com/How-hard-is-it-to-start-a-business-in-Germany-as-a-foreigner

Nhiều doanh nhân nước ngoài đến Đức để tìm kiếm cơ hội

Cùng bàn luận về vấn đề này, Sascha Thattil một doanh nhân người Ấn Độ từng kinh doanh tại Đức cho hay: “Tôi đã từng mở một công ty ở Đức và dưới đây là kinh nghiệm của tôi.

Những lợi thế khi kinh doanh tại Đức:

  1. Mở một công ty nhỏ khá dễ dàng: Rất đơn giản để bắt đầu với một công ty nhỏ. Bạn có thể trả khoảng 50 Euro và kết hợp một loại hình gọi là Einzelunternehmen (quyền sở hữu duy nhất). Công ty được thành lập gần như ngay lập tức
  2. Tiếp cận với những công ty lớn nhất trên toàn thế giới: Đức có rất nhiều công ty được gọi là công ty Mittelstand, công ty dẫn đầu thị trường thế giới trong các lĩnh vực tương ứng. Những công ty đó còn được gọi là Hidden Champions. Việc ở gần với những công ty như vậy sẽ giúp bạn có cơ hội kinh doanh với họ dễ dàng hơn. Bạn có thể cung cấp dịch vụ của mình cho họ hoặc nhận dịch vụ của họ và triển khai chúng trên khắp nước Đức, thậm chí trên toàn thế giới.
  3. Thị trường lao động tự do: Rất dễ thuê người. Ngoài ra mức lương cho một số loại công việc khá thấp, vì vậy bạn có thể thuê người giúp mình mà không làm cho việc cân đối tài chính trở nên căng thẳng.
  4. Khả năng nhận được các khoản vay và hỗ trợ: Bạn có thể tiếp cận một số cơ quan chính phủ, điều này sẽ giúp bạn tìm được một nhà tư vấn kinh doanh. Chính phủ sẽ trả cho bạn 80% chi phí để thuê chuyên gia tư vấn mà bạn không phải trả lại. Với sự giúp đỡ của nhà tư vấn kinh doanh, bạn có thể viết một kế hoạch kinh doanh và cũng có thể tiếp cận ngân hàng để vay vốn. Khoản vay này thường được chính phủ hỗ trợ, do đó, trong trường hợp doanh nghiệp của bạn thất bại, bạn sẽ chỉ cần trả lại một phần nhỏ trong số tiền bạn đã lấy từ ngân hàng.
  5. Đức là nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận một thị trường với 80 triệu người tiêu dùng bằng cách bắt đầu kinh doanh tại Đức. Ngoài ra làm kinh doanh với các nước giàu láng giềng như Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ, Áo, vv sẽ là một lợi thế bổ sung. Đồng thời với nhiều hãng máy bay giá rẻ, bạn có thể kiếm thêm hàng tá Euro từ Anh và các quốc gia thương mại lớn khác.”

Bên cạnh những yếu tố tích cực , Sascha Thattil cũng chia sẻ thêm một số thử thách mà các nhà đầu tư phải đối mặt khi kinh doanh, như thuế, luật pháp, đơn vị tư vấn hay việc thuê các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, những vấn đề này chỉ thật sự khó khăn khi bạn kinh doanh trong các lĩnh vực đặc thù mà thôi.

Tham khảo thêm: https://www.quora.com/Is-Germany-a-good-place-to-start-a-business

“Kinh doanh không bao giờ là điều dễ dàng, cũng có thể sẽ có những nơi dễ dàng hơn nhưng Đức mang đến rất nhiều cơ hội.”

Cuối cùng, đóng góp vào chủ đề kinh doanh sôi nổi này, Alex Ahom một doanh nhân sống tại Hamburg – Đức cho hay: “Một người nước ngoài kinh doanh tại Đức thì khá khó nhưng đó không phải là trọng điểm. Vấn đề là, nó có đáng không, có thị trường không, có an toàn không và hãy để những điều tích cực này vượt qua những cái tiêu cực. Bạn nên xác định xem, bạn có thể cân bằng giữa những khó khăn như sự cô lập, văn hóa, ngôn ngữ, thuế, pháp lý và cơ hội kinh doanh hay không. Trong trường hợp của tôi, tôi đã làm tất cả những điều này một mình mà không có nhà đầu tư hoặc nhóm nào hỗ trợ. Kinh doanh không bao giờ là điều dễ dàng, cũng có thể sẽ có những nơi dễ dàng hơn nhưng Đức mang đến rất nhiều cơ hội. Hãy quyết định xem bạn có muốn vượt qua điều đó hay không trước khi đi sâu vào vấn đề.”

Tham khảo: https://www.quora.com/How-hard-is-it-to-start-a-business-in-Germany-as-a-foreigner

Nếu bạn mong muốn kinh doanh và định cư tại Đức, hãy click ngay để đi tìm câu trả lời cho bạn.

Theo HappierCitizens

View: 68
- Print

Thông tin khác

Hướng dẫn ghi bảng chấm công - quỹ nghỉ phép theo Luật của Đức (30/04/2023)

Việc không có bảng ghi chép giờ làm việc (bảng chấm công) của nhân viên hoặc có nhưng không hợp lệ - hợp lý sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp bị phạt, bị thanh tra vì vi phạm Luật lao động, nặng hơn sẽ là lỗi gian lận về tài chính bởi bảng chấm công là cơ sở trả lương cho nhân viên.

Hướng dẫn thực hành ghi chép Kassenbuch theo quy định của nhà nước Đức (14/08/2022)

Ở Đức, tội trốn thuế được coi là tội hình sự và các án phạt về tội gian lận thuế ở Đức chưa bao giờ là nhỏ, hầu như không ai cãi trắng được, thậm chí nó có thể hủy hoại doanh nghiệp của bạn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cơ quan thuế nhận ra doanh nghiệp của ACE vẫn hoạt động tốt, vẫn mua hàng, vẫn nộp tiền vào tài khoản… khi tiền trên sổ sách đã hết hoặc không còn đủ?

Mở công ty đại diện thương mại tại Đức (13/07/2021)

Nếu bạn là một doanh nhân Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường sang Châu Âu thì nước Đức sẽ là điểm đến tuyệt vời cho kế phát triển doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 04 mô hình đại diện thương mại hiệu quả tại Đức nhé.

Lịch tư vấn & hướng dẫn ghi bảng chấm công - quỹ nghỉ phép theo Luật của Đức ( 05.2021) (22/04/2021)

Để có thể kiểm tra được Doanh nghiệp có thực hiện quy định về mức lương tối thiểu cho mỗi giờ làm việc hay không, cơ quan chức năng quy định các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải ghi chép giờ làm cho nhân viên ( nghĩa vụ lập hồ sơ). Việc không có bảng ghi chép giờ làm việc (bảng chấm công) của nhân viên hoặc có nhưng không hợp lệ - hợp lý sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp bị phạt, bị thanh tra vì vi phạm Luật lao động, nặng hơn sẽ là lỗi gian lận về tài chính bởi bảng chấm công là cơ sở trả lương cho nhân viên.

Hướng dẫn đăng ký tham gia Tư vấn Doanh nghiệp Online 2021 (22/04/2021)

Với đội ngũ chuyên gia và giảng viên giàu kinh nghịêm thực tế, kỹ năng truyền đạt hiệu quả cùng phương pháp tiếp cận sinh động, chúng tôi đảm bảo cung cấp cho khách hàng các chương trình đào tạo, các lớp thực hành mang tính ứng dụng cao.
Herzbergstr. 33-34
Haus 1, 3 OG., R. 0413
10365 Berlin, Deutschland
R.307 C1 Pham Ngoc Thach,
Dong Da, Ha Noi, Viet Nam
Mon. - Fri.: 9:00 - 16:00
Sat.: 9:00 - 14:00
(+49) 30 9928 8486
Social Media
TOP