Please, click >> Print << to print this page.

Kinh doanh Nhà hàng: Nhất định phải nắm vững những điều này (Phần 1)

Ngành dịch vụ " một vốn, bốn lời" giờ không còn là sân chơi cho những ông bà chủ Amateur - những nhà kinh doanh nghiệp dư, mở nhà hàng chỉ vì sở thích hoặc vì thấy nó làm ăn được. Với đa số người Việt sống ở nước ngoài thì việc mở nhà hàng luôn là lựa chọn hàng đầu cho sự ổn định cuộc sống nơi xứ người, thậm chí là lựa chọn cho " công cuộc" làm giàu. Thế nhưng, kinh doanh nhà hàng là một ngành dịch vụ phức tạp, phân chia nhiều khâu quản lý. Các số liệu thống kê cho thấy, sau 3 năm hoạt động, có đến 80% nhà hàng phải đóng cửa, 10% nhà hàng hoạt động cầm chừng và chỉ có 10% nhà hàng thành công đúng nghĩaVì sao tỷ lệ nhà hàng kinh doanh hiệu quả lại ít ỏi đến vậy? Đó là do chủ nhà hàng – quản lý nhà hàng chưa có đủ “năng lực” và “tầm nhìn” để thâu tóm toàn bộ hoạt động nhà hàng. Dù ước mơ của bạn là mở một nhà hàng Việt truyền thống, một quán ăn nhanh hay thậm chí là tiệm cafe, một căng- tin cho cơ quan/ trường học, bạn cũng nên nghiên cứu & áp dụng từng bước dưới đây:

Bước 1: Huy động nguồn tài chính cần thiết

Thực tế rất khó có thể đưa ra ngay câu trả lời cho câu hỏi: cần bao nhiêu vốn để mở nhà hàng. Bởi vì con số này tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, hình thức kinh doanh và các loại thức ăn phục vụ.

Ví dụ với số vốn tương đối, bạn có thể đầu tư nhà hàng Việt Nam, nhà hàng Asian nhiều cấp độ sang trọng hay bình dân. Với một khoản đầu tư khiêm tốn, bạn có thể mở Imbis, một quán ăn văn phòng hay một quầy ăn vặt.

Bạn sẽ phải tính toán trước ít nhất là hai khoản chi phí cho nhà hàng của mình: chi phí ban đầu và chi phí sau khai trương.

Với chi phí sau khai trương, bạn nên dành một lượng vốn nhất định cho các khoản chi tiêu cho 3 tháng sau khi nhà hàng đã đi vào hoạt động. Nguồn kinh phí đó sẽ giúp bạn duy trì hoạt động của nhà hàng cho đến khi công việc kinh doanh khá hơn. Thời gian vài tháng sau khi mở cửa là thời gian đệm để khách hàng làm quen với một nhà hàng mới đi vào hoạt động. Nếu nuôi hi vọng rằng khách sẽ kéo đến nườm nượp và bạn sẽ thu hồi vốn ngay trong vài tháng đầu, bạn nên xem lại động cơ kinh doanh nhà hàng của mình.

Bước 2: Trang bị vốn hiểu biết về kinh doanh nhà hàng

Để quản lý nhà hàng đạt hiệu quả cao là rất khó, để vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực này càng khó hơn do số lượng nhà hàng ngày càng nhiều đã tạo sự cạnh tranh khốc liệt. Kinh doanh nhà hàng mang tính đột biến cao, lượng khách có khi ít nhưng có lúc quá tải, đòi hỏi người quản lý phải linh hoạt trong điều hành.

Với tư cách là chủ/quản lý nhà hàng, bạn đóng một vai trò quan trọng trong các khâu, từ lúc lên kế hoạch, xây dựng cho đến việc tuyển chọn nhân viên, lên thực đơn,…của nhà hàng. Công việc này không chỉ đòi hỏi ở bạn lòng say mê mà còn cả kiến thức sâu rộng về mọi mặt. Để đối phó được các yếu tố gây bất lợi, ngoài việc có trình độ chuyên môn cao, khả năng tương tác làm việc giữa con người với con người, kỹ năng về tư duy, thì người quản lý nhà hàng phải trang bị bốn nhóm kiến thức cơ bản:

Do vậy, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay,  tiêu chí của một người quản lý nhà hàng là phải nắm vững bốn nhóm kiến thức trên. Riêng người đầu tư nhà hàng còn phải có thêm sự tự tin bởi nếu thiếu đi yếu tố này nhà đầu tư dễ thoái lui trước các thách thức. Nếu có sự tự tin, nhà đầu tư sẽ nhận thấy trong thách thức luôn luôn ẩn chứa cơ hội. Chẳng hạn, trong quá trình kinh doanh nhà hàng, bạn sẽ phát hiện ra những khoảng trống kinh doanh mà chưa ai để ý đến như dịch vụ giặt ủi khăn ăn…

Ở bước đầu định hướng kinh doanh, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, các chủ nhà hàng mà bạn quen biết, bạn nên đi ăn nhiều ở các nhà hàng để đúc kết các nhận xét…

ĐỌC  PHẦN 2 TẠI ĐÂY

Bước 3: Xác định thị trường mục tiêu

Bước 4: Lựa chọn địa điểm

ĐỌC PHẦN 3 TẠI ĐÂY

Bước 5: Bố trí không gian và thiết kế nội thất nhà hàng

Bước 6: Lên thực đơn

Bước 7: Tuyển nhân viên

Bước 8: Chiến lược marketing và quảng bá