Please, click >> Print << to print this page. |
8. Quy định về vệ sinh cho tiệm nail
Đối với hoạt động của tiệm Nail của bạn, vệ sinh là vấn đề cực kỳ quan trọng. Sự sạch sẽ, ngăn nắp của tiệm cũng như điều kiện vệ sinh trong công việc sẽ đảm bảo một phong cách làm việc chuyên nghiệp và khách hàng của bạn sẽ cảm thấy thoải mái trong tiệm Nail của bạn. Chỉ cần lây nhiễm bệnh nấm móng tay thôi cũng có nghĩa là sự kết thúc cho một tiệm Nail hoặc một nhà thiết kế móng tay. Do đó, hãy đảm bảo rằng thiết bị và cơ sở của bạn được làm sạch theo Đạo luật Bảo vệ Nhiễm trùng của nước Đức. Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn, nhân viên và khách hàng của bạn không hít phải bụi được tạo ra khi giũa móng. Các thiết bị hút tương ứng phải được trang bị. Làm việc trong môi trường không khí không có mầm bệnh là tiêu chí tồn tại và phát triển cho tiệm Nail của bạn. Nếu bạn có thêm câu hỏi, bạn có thể liên hệ với Văn phòng Y tế Nhà nước, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các quy định vệ sinh. Hãy lên một quy trình vệ sinh nghiêm ngặt cho tiệm của bạn. Định hướng cho các quy định vệ sinh có thể tham khảo Kế hoạch vệ sinh khung của quận Karlsruhe ( Rahmenhygienepläne )
9. Những sản phẩm và dịch vụ nào tôi được cung cấp trong tiệm Nail của tôi?
Trước khi bạn quyết định chọn sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp trong tiệm Nail của bạn, bạn cần xác định tính đặc trưng hay điểm độc đáo của tiệm Nail của bạn. Nếu không có sự đặc trưng, sự độc đáo để thuyết phục khách hàng, để bạn trở nên nổi bật so với các đối thủ thì có thể bạn sẽ khó thành công, khi mà các tiệm Nail ở Đức "nhiều như lá mùa thu" . Hãy tạo bản sắc thương hiệu, xây dựng- thiết kế thương hiệu của bạn và sau đó suy nghĩ về phạm vi sản phẩm một cách chính xác.
Nếu có năng lực, tiệm Nail của bạn có thể khai thác thêm dịch vụ làm đẹp ( Kosmetik ) hay Relax Massage, hay xăm thẩm mỹ ( Permanent Mke-up)... để có thể chăm sóc trọn gói nhu cầu làm đẹp của khách hàng và xây dựng điểm đặc biệt cho tiệm Nail của mình. Các nhóm dịch vụ này không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề. Nếu bạn muốn mở thêm dịch vụ cắt - uốn tóc hay dịch vụ Massage bằng đá nóng, Massage bấm huyệt, xăm mình ( Tattoo) ,... bạn sẽ cần chứng chỉ hành nghề.
Khi điểm độc đáo trong dịch vụ của bạn đã được tìm thấy, bạn cũng nên suy nghĩ về thiết bị hoặc các dịch vụ chăm sóc bổ sung. Tạo một bầu không khí thoải mái cho khách hàng, cung cấp đồ uống hoặc vài viên kẹo miễn phí là một cách để bạn tỏa sáng thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nếu bạn không bị rào cản về ngôn ngữ, hãy tận tình tư vấn để hiểu rõ nhu cầu của khách, để đưa ra giải pháp phục vụ khiến khách hàng hài lòng. Thái độ phục vụ lịch sự, giữ đúng hẹn, không mất nhiều thời gian chờ đợi, chất lượng sản phẩm tốt, môi trường sạch sẽ là những sợi dây " trói" khách hàng với tiệm của bạn. Đối phó với khách hàng luôn vô cùng quan trọng.
Bạn cũng có thể bán các sản phẩm bổ sung khác như sơn móng tay chất lượng cao, các dụng cụ chăm sóc móng, sản phẩm cho lớp biểu bì hoặc các phụ kiện khác, những cái mà khách hàng có thể duy trì móng tay của mình ở nhà giữa hai cuộc hẹn.
Một vài gợi ý có thể giúp bạn mở rộng ưu đãi của mình cho khách hàng:
10. Làm thế nào để tôi tìm đúng vị trí cho tiệm nail của tôi?
Để phân tích một vị trí phù hợp, bạn nên tìm hiểu mật độ cạnh tranh trong vùng và vùng lân cận. Ngoài ra, phải xác định xem thị trường tại địa điểm mong muốn đã bị bão hòa bởi các tiệm Nail hoặc các tiệm làm đẹp khác có cung cấp dịch vụ giống như bạn hay không. Tuy nhiên, cạnh tranh không phải lúc nào cũng xấu: nếu bạn cung cấp một sản phẩm tốt hơn hoặc rẻ hơn so với đối thủ, thì sự cạnh tranh sẽ có tác động tích cực đối với bạn vì khách hàng có sự so sánh trực tiếp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là nhóm khách hàng mục tiêu của bạn có thể tiếp cận tốt với tiệm Nail của bạn. Giao thông và sự thuận tiện cho khách hàng đi đến tiệm của bạn là rất quan trọng. Một vị trí ở trung tâm nơi mà khách có thể đi bộ tới là điểm cộng cho vị trí mở tiệm. Một mẹo nhỏ mà cực kỳ hữu ích giúp xác định xem tiệm Nail của bạn có khả năng thành công hay không là: hãy dành một vài ngày dạo chơi quanh nơi bạn muốn đặt tiệm. Hãy quan sát xem dân cư ở có sơn móng tay như thế nào:
Hãy hình dung xem, bạn là nhà thiết kế móng với thế mạnh là vẽ móng mà đặt tiệm ở nơi dân cư ưa sự đơn giản, lịch sự thì liệu bạn có phát huy được thế mạnh của mình? Hay như địa điểm có giá thuê khá cao thì liệu với sự chăm chỉ của bạn, sự đơn giản của khách hàng có giúp kế hoạch kinh doanh của bạn được như mong muốn.
11. Tôi có cần nhân viên cho tiệm Nail của tôi không?
Nếu bạn có tham vọng phục vụ nhiều khách hàng và càng đông khách càng tốt thì bạn phải cần đến nhân viên, bởi khách hàng không muốn chờ lâu và đôi khi họ sẽ đi 2-3 người cùng nhau. Hãy sẵn sàng cho việc đón tiếp tối thiểu 2 khách hàng cùng lúc. Nhân viên có tay nghề ở mức độ nào là tùy thuộc vào nhu cầu và túi tiền của bạn. Tuy nhiên, đừng biến " Thượng đế" của bạn thành " Chuột bạch" khi quanh bạn có đầy đối thủ cạnh tranh. Không chỉ có riêng bạn, nhân viên tốt cũng sẽ giúp cho tiệm Nail của bạn phát triển.
12. Tiếp thị: Làm thế nào để tôi quảng bá đúng cách tiệm nail của tôi?
Tương tự như các nhà hàng, cách tiếp thị hiệu quả nhất cho một tiệm Nail là truyền miệng. Một tiệm Nail được trang trí bắt mắt, thiết kế - sắp đặt có bố cục là 1 trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thành công. Tấm danh thiếp của tiệm là công cụ tiếp thị quan trọng cho các sản phẩm & dịch vụ của bạn. Nhìn chung, với một tiệm Nail thiết kế tạm bợ, hình ảnh xềnh xoàng, có lẽ bạn sẽ không mong đợi bộ móng bền - đẹp hay được thiết kế độc đáo. Hơn nữa, với hình ảnh tiệm Nail như vậy thì dù tay nghề của bạn có tốt, giá của bạn có rẻ thì một khách hàng ưa sự chỉn chu cũng sẽ ngần ngại khi bước vào tiệm của bạn.
Để quảng bá đúng cách, hãy lên 1 kế hoạch cho việc tiếp thị của bạn để bạn có thể theo dõi và điều chỉnh kế hoạch kịp thời, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Tùy thuộc vào ngân sách, bạn có rất nhiều lựa chọn cho kế hoạch quảng bá, tiếp thị tiệm Nail của mình như: phát tờ rơi về ưu đãi và giảm giá, quảng cáo trên báo hay tạp chí, kết hợp với một ngành dịch vụ liên quan để tặng thẻ khách hàng ví dụ như làm tóc tại tiệm A thì được tặng thẻ giảm giá tại tại tiệm Nail B, ... Cũng không nhất thiết phải đổ hàng đống tiền vào đăng các tin quảng cáo nữa khi giờ đây chúng ta đã có mạng Internet và các kênh truyền thông xã hội. Và thay vì trả tiền để xuất hiện tại một góc nhỏ trên một tạp chí làm đẹp, bạn hoàn toàn có thể sử dụng một kênh riêng để quảng bá cho thương hiệu, dịch vụ của mình, đó chính là giao diện website hay Face book của tiệm. Một trang web, một trang Facebook được thiết kế hấp dẫn và được sắp xếp tốt là cây cầu tuyệt vời kết nối bạn với khách hàng hiện tại và đưa bạn đến với các nhóm khách hàng tiềm năng của bạn. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng facebook để làm những chiến dịch truyền thông khuyến mại, giảm giá. Hãy xây dựng cho tiệm móng của bạn một trang Facebook và đặt đường link trên website mời mọi người tham gia trang Facebook của bạn.
Nếu bạn cần một sự hỗ trợ tận tâm cho website hay Facebook của tiệm, hãy liên hệ với chúng tôi.
Bạn muốn tự khẳng định mình bằng tiệm Nail của riêng bạn nhưng lại không chắc chắn về các bước khởi nghiệp cá nhân?
Ý tưởng mở tiệm đã chín muồi, địa điểm cũng đã tìm thấy nhưng bạn còn phân vân chưa biết bắt đầu từ đâu và nên như thế nào để không sai luật và sau này không phát sinh rủi ro và tốn kém?
Hãy sắp xếp một cuộc thảo luận định hướng với một trong những chuyên gia tư vấn của chúng tôi ngay bây giờ. Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn!
Các thông tin được công bố trên trang web của chúng tôi đều được các chuyên gia viết và kiểm tra với sự quan tâm tối đa. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đảm bảo tính chính xác hiện hành của các văn bản luật, vì luật pháp và các quy định có thể thay đổi liên tục. Vì lý do này, rất cần tham khảo ý kiến chuyên gia trong một trường hợp cụ thể - hãy để lại số điện, chúng tôi đã sẵn sàng liên hệ với bạn!
Xem phần 1 tại đây
1. Về Bí quyết: Tôi cần phải có những bí quyết gì cho tiệm Nails của riêng mình?
2. Về chi phí: Chi phí mở tiệm Nail là bao nhiêu?
3. Về Tài chính: Ai có thể hỗ trợ nền tảng tài chính cho tiệm Nail của tôi?
4. Hình thức pháp lý nào phù hợp cho tiệm Nail: Công ty GmbH, UG, GbR hay Einzelunternehmen?
5. Hướng dẫn pháp lý: Tôi cần đăng ký kinh doanh ở đâu và như thế nào?
6. Mở tiệm Nail : sẽ thuộc quản lý của Phòng thương mại và công nghiệp?
7. Hiệp hội chuyên nghiệp cho các Studio làm móng
Đón đọc phần 3
13. Kinh doanh & báo cáo: Tôi phải thực hiện những ghi chép, báo cáo nào về tiệm Nail của tôi
14. Sổ sách, chứng từ kinh doanh: Tôi phải bảo quản, lưu giữ sổ sách, chứng từ liên quan đến tiệm Nail của tôi như thế nào và trong bao lâu?